Messi tiêm "thần dược" vào chân mỗi đêm khi 8 tuổi và có hay không vụ gian lận chấn động làng bóng đá
Với những gì đã làm được tại làng bóng đá, siêu sao Lionel Messi xứng đáng là cầu thủ vĩ đại bậc nhất mọi thời. Tuy nhiên, vẫn có không ít những anti cố chấp, không chịu thừa nhận tài năng của nhà vô địch World Cup 2018. Một trong số các lý lẽ được nhóm người này bám vào đó là việc Messi đã tiêm hormone tăng trưởng vào người từ khi còn nhỏ, kéo dài suốt nhiều năm. Đây là chất bị coi là doping thời điểm hiện tại.
Vì thế, họ cho rằng Messi đã được hưởng lợi, bất công với cầu thủ khác. "Đó là một trong những vụ gian lận doping lớn nhất lịch sử nhưng không bị trừng phạt", một antifan của Messi mạnh miệng. Nhưng thực tế có phải vậy? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Căn bệnh hiếm gặp của Messi và những mũi tiêm hàng đêm
Ngay từ khi mới lọt lòng, Messi đã mắc căn bệnh thiếu hụt hormone tăng trưởng bẩm sinh. Điều này làm ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất của siêu sao người Argentina. Vào thời điểm phát hiện ra bệnh, Messi chỉ cao vỏn vẹn 1m27, thấp hơn khoảng 10cm so với các bạn đồng trang lứa.
Chưa kể, thể trạng của Messi cũng gầy gò. Xuất hiện giai thoại kể rằng Messi giai đoạn đó khi thay đồ cùng các đồng đội, luôn quay người vì tự ti bởi hình thể toàn xương của mình.
Biện pháp điều trị hữu hiệu nhất chính là tiêm hormone tăng trưởng vào người. Cần phải nói thêm liệu pháp điều trị này không chỉ giúp phát triển chiều cao mà còn giúp người bệnh giải quyết nhiều vấn đề khác như chứng năng tuyến yên, các vấn đề về da và răng cũng như khả năng miễn dịch.
"Ban đầu, bố mẹ là người tiêm cho tôi khi tôi mới 8 tuổi. Tôi nhớ mũi tiêm khá bé. Tôi không cảm thấy đau. Sau khi biết tự tiêm, tôi tự làm. Tôi tiêm chúng vào chân mỗi ngày", Messi hồi tưởng.
Khoản phí cho liệu pháp điều trị này rất đắt đỏ, có thể lên tới 1.500 USD mỗi tháng. Trong 2 năm đầu, Messi được bảo hiểm hỗ trợ. CLB Newell's Old Boys cũng đóng góp một khoản. Tuy nhiên, sau đó, gia đình Messi vẫn không thể kham nổi số tiền này. May mắn là sau cùng, Barca đã ký hợp đồng và trả giúp khoản tiền này.
Rõ ràng đây là khoản đầu tư khôn ngoan nhất lịch sử của Barca. Nhờ thế, họ mang về sân Nou Camp huyền thoại vĩ đại bậc nhất lịch sử CLB.
Liệu việc tiêm hormone vào cơ thể của Messi là gian lận?
Câu trả lời là hoàn toàn không!
Bất chấp việc tiêm hormone tăng trưởng là điều bị cấm trong thi đấu thể thao. Tuy nhiên, Messi là trường hợp ngoại lệ. Có 2 lý do để chứng minh cho luận điểm này.
Đầu tiên là việc Messi đã dừng tiêm hormone tăng trưởng vào cơ thể từ rất lâu. Chưa rõ thời điểm siêu sao người Argentina thực sự dừng liệu pháp điều trị này. Tuy nhiên, chắc chắn Messi đã dừng việc này từ lâu, chắc chắn là trước khi chuyển lên thi đấu chuyên nghiệp.
Cơ quan phòng chống doping quốc tế (WADA) đã bắt đầu test việc sử dụng hormone tăng trưởng từ năm 2004. Tại các giải đấu mà Messi tham dự, quá trình kiểm tra chất cấm cũng diễn ra vô cùng nghiêm ngặt. Vi thế, không có chuyện Messi còn duy trì dùng liệu pháp này mà không thể bị phát hiện.
Thứ hai, Messi không tiêm hormone tăng trưởng vào cơ thể nhằm mục đích gian lận kết quả mà để chữa bệnh theo yêu cầu của bác sĩ. Việc từng tiêm hormone vào cơ thể cũng được Messi công khai, không hề che giấu.
Sau khi chữa trị, Messi cũng chỉ sở hữu chiều cao 1m70, con số bị cho thuộc dạng thấp tại làng cầu thủ. Điều này có nghĩa tiêm hormone không tạo ra lợi thế đáng kể nào về thể chất cho Messi.
Chủ nhân của 8 Quả bóng vàng thiếu hụt hormone tăng trưởng. Anh đơn giản chỉ bổ sung lại cho được như những người bình thường khác mà thôi. Nếu không làm điều này, Messi có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe
"Thật ra việc thấp bé không phải điều gì đó tệ, đặc biệt trong bóng đá. Tôi không nghĩ nhiều về chuyện chiều cao. Thật ra, tôi chẳng thích tiêm những thứ bên ngoài vào cơ thể chút nào nhưng đó là việc chữa bệnh", Messi tâm sự.
Chẳng có liều doping nào đưa Messi lên đỉnh cao. Chân sút người Argentina chinh phục thế giới bằng tài năng xuất chúng của mình.
No comments